LỜI VÀNG PHẬT DẠY

Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

LỜI VÀNG PHẬT DẠY

Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

LỜI VÀNG PHẬT DẠY

Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

LỜI VÀNG PHẬT DẠY

Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

LỜI VÀNG PHẬT DẠY

Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Bằng cách rao bán xác chết, Đức Phật đã khiến nhiều người ngộ ra chân lý sâu sắc

Kinh Pháp Cú kể câu chuyện sau đây: 

Thuở ấy, ở thành Vương xá có một ngưòi kỹ nữ tên là Siri sắc đẹp tuyệt trần, nàng lại hay làm thức ăn dâng cúng cho các vị tỳ kheo đệ tử Phật đi khất thực nữa. 

Phật pháp ứng dụng - phẩm vô thường

Một vị tỳ kheo trẻ tuổi nghe tiếng nàng mới tháp tùng những người hâm mộ nàng, ghé nhà nàng chơi, hôm ấy nàng bệnh nhưng vẫn gắng gượng ra tiếp khách và đem thực phẩm ra cúng duòng. Vị tỳ kheo trẻ nhìn ngắm nàng, thấy rằng dù bệnh nhưng vẻ đẹp thật sắc sảo, bèn khởi tâm yêu mến nàng.

Vài hôm sau Siri trở bệnh nặng rồi chết. Đức Phật yêu cầu mang thi thể nàng Siri ra nghĩa địa nhưng 
khoan mai táng đã, và để trong vòng 3 ngày canh chừng đừng đểthú rừng hay diều hâu đến ăn thịt. 

Đến ngày thứ 4, đức Phật cùng chư Tăng, Vua và các quan cùng dân chúng đi ra nghĩa địa. Vị tỳ kheo trẻ cũng có trong đoàn nhưng chưa biết tin nàng Siri đã chết. Đến nghĩa địa, đức Phật đến gần thi thể nàng Siri và mọi người đứng chung quanh. 

Đức Phật bảo một ngưòi lính xướng lên rằng: ai muốn được ở với nàng Siri một đêm thì chỉ cần trả 100 lạng vàng, rồi 10 lạng vàng  rồi 1 lạng thôi cho đến cho không…; mọi người nhìn thi thể tái nhợt nằm sóng sượt ra đó, chẳng ai buồn đáp, kể cả vị tỳ kheo trẻ tuổi cũng im lặng. 

Bấy giờ đức Phật mới nói: Này chư Tăng, hãy nhìn nàng Siri, trước kia khi còn sống, ai muốn gần nàng một đêm phải trả cả ngàn đồng tiền vàng; nay nàng năm đó, chẳng ai muốn cả, dù chẳng phải tốn kém gì. Thân thể conngười, ai cũng vậy, suy yếu, già lão rồi tàn tạ như vậy thôi! Rồi đức Phật nói lên bài kệ sau đây :

Hãy nhìn thân, bề ngoài xinh xắn
Còn bên trong, một đống vết thương
Gây khổ đau, sao còn vướng bận
Thân này đâu bền vững, hằng thường?
(Pháp Cú, 147)

Phật pháp ứng dụng - Thật vậy,bài học thực tế thật thấm thía, chúng ta cứ o bế tấm thân này, lo ăn ngon mặc đẹp, nhà cao cửa rộng… suốt đời lo kiếm tiền để phục vụ cái thân này… đâu biết rằng thân này vô thường, có đó mất đó, nên cứ chạy theo nó để rồi “tham giận kiêu căng si mê lầm lạc” càng ngày càng xa cái tâm thanh tịnh ban đầu.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Lời phật dạy về việc cúng tổ tiên và ngạ quỷ sao cho đúng pháp

Tôi nghe như vầy:Một thời đức Phật ở trong Ca-lan-đà Trúc viên, thành Vương-xá. Bấy giờ có Phạm chí Sanh Văn  đi đến chỗ Phật, cùng Phật thăm hỏi an ủy xong, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
“Thưa Cù-đàm! Con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế tôn, người ấy có nhận được không?

Phật pháp ứng dụng - lời phật dạy về cúng tổ tiên, ngạ quỷ


Phật bảo Bà-la-môn:

“Không phải nhất định phải được.Nếu người thân tộc của ông sinh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sinh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí với tín tâm. Nếu nó sinh vào súc sanh, ngạ quỷ, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của loài người, không nhận được đồ bố thí của ông.

“Này Bà-la-môn! Trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ. Nếu người thân tộc của ông sinh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông.”

Bà-la-môn bạch Phật:

“Nếu người thân tộc của con không sinh vào trong đường Nhập xứ ngạ quỷ, thì thức ăn do tín tâm của con bố thí ai sẽ hưởng được?

Phật bảo Bà-la-môn:“Nếu ông với tín tâm bố thí cho người thân tộc, nhưng họ không sinh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì có những thân tộc quen biết khác đã sinh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ đó sẽ được hưởng.

Bà-la-môn bạch Phật:“Thưa Cù-đàm! Nếu con vì tín tâm bố thí cho người thân tộc, nhưng họ không sinh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ, và cũng không có các thân tộc quen biết khác sinh vào 
chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì thức ăn do lòng tin bố thí đó ai sẽ hưởng?

Phật bảo Bà-la-môn:

“Giả sử ông vì những thân tộc quen biết mà bố thí, nhưng họ không sinh vào trong chốn Nhập xứ ngạ quỷ, và lại cũng không có những người quen biết khác sinh vào chốn Nhập xứ ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước.Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất đạt-sấn
Bà-la-môn bạch Phật:
“Thế nào là thí chủ hành thí, để người bố thí được đạt-sấn kia ?

Phật bảo Bà-la-môn:

“Có người sát sanh, làm những việc ác, tay thường tanh máu, tâm thường suy nghĩ đến đánh đập, sát hại, không hổ, không thẹn, tham lam, keo kiệt. Đó là nghiệp ác sát sinh.

“Có người lấy của không được cho; đối với tài vật, làng xóm, đất trống của người, cũng không xa lìa trộm cắp.

“Có người tà dâm; đối với những người được bảo hộ bởi cha mẹ, anh em, chị em, phu chủ, thân tộc cho đến người trao vòng hoa, mà dùng sức cưỡng bức, làm mọi việc tà dâm, không lìa bỏ tà dâm.

“Có người nói dối không chân thật: Hoặc ở chốn vua quan, các nhà nói chơn thật, nơi có nhiều người tụ tập cần lời nói thích đáng, nhưng lại nói lời không thật; không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe; biết nói không biết, không biết nói biết. Vì chính mình, vì người khác, hoặc vì tài lợi, biết mà nói dối không chịu lìa bỏ nói dối.

“Có người hoặc nói hai lưỡi, gây chia lìa; đem chuyện chỗ này đến nói chỗ kia, đem chuyện chỗ kia đến nói chỗ này, phá hoại lẫn nhau, làm cho tan rã sự hòa hợp, khiến kẻ ly gián vui mừng.

“Có người nói lời thô ác, mắng nhiết. Có những lời nói dịu dàng, êm tai, làm vui lòng, rõ ràng dễ hiểu, lời nói được ưa nghe, được nhiều người yêu mến, hợp ý, tùy thuận tam-muội. Xả bỏ những lời như vậy mà nói lời gắt gao, cộc cằn, bị nhiều người ghét, không ưa, không hợp ý, không thuận tam-muội. Nói những lời như vậy, không lìa bỏ lời nói thô. Đó gọi là ác khẩu.

"Có người nói lời thêu dệt bại hoại, nói không đúng lúc, nói không thực tế, lời nói vô nghĩa, lời nói phi pháp, lời nói thiếu suy nghĩ. Nói những lời hư hỏng như vậy.

“Có người không lìa bỏ tham lam; đối với tài vật người khác khởi tham dục, nói rằng ‹Nếu ta có vật này thì rất tốt.

“Có người không xả bỏ sân nhuế tệ ác; trong tâm suy nghĩ, ‹chúng sanh kia đáng bị trói, đáng bị roi vọt, gậy gộc, đáng giết, muốn cho nó khó sống.

“Có người không bỏ tà kiến; có quan điểm điên đảo như vầy: ‹Không có bố thí, không có quả báo, không có phước, không có điều thiện điều ác, không có nghiệp thiện ác và quả báo, không có đời này, đời khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh hoá sanh; thế gian không có A-la-hán, không có các vị chánh hành, chánh hướng mà trong đời này hay đời khác, tự biết, tự mình chứng nghiệm rằng, Ta, sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sinh đời sau nữa.
“Đó gọi mười nghiệp bất thiện.“Sau lại bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, ... cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm.
“Này Bà-la-môn! Thí chủ kia nếu lại phạm giới, sinh trong loài voi; nhưng vì người ấy đã 
từng bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn tiền của, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm, nên tuy ở trong loài voi, cũng nhận được phước báo nhờ đã bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm.
“Nếu lại sinh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v... nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sinh tương ứng 
mà được thọ dụng.
“Này Bà-la-môn! Nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sinh, trộm cướp, ... cho đến chánh kiến, và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn, ... cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, thì nhờ công đức này mà sinh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống ... cho đến những vật dụng như đèn đuốc.
“Lại nữa, này Bà-la-môn! Nếu người ấy lại trì giới, thì sẽ được sinh lên cõi trời, vì nhờ vào 
những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống, ... cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời.
“Này Bà-la-môn! Đó gọi là người bố thí hành thí; khi người bố thí thọ nhận đạt-sấn, quả báo không mất.”
Sau khi Bà-la-môn Sanh Văn nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

Xem thêm: phật pháp ứng dụng -Đừng chê ai hết

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Phật pháp ứng dụng: Lời Phật dạy tinh yếu về kiếp nhân sinh mà ai cũng nên biết

1. GIÀ, BỆNH, CHẾT (1)

(1) Già và chết 
Lời Phật dạy về kiếp nhân sinh

Ở tại Sāvatthī (Xá-vệ). Ngồi một bên, vua Pasenadi (Ba-tư- nặc) nước Kosala (Kiều-tất-la) bạch Thế Tôn:
 – Bạch Thế Tôn, có cái gì sinh mà không già và không chết?
 – Thưa Ðại vương, không có cái gì sinh mà không già và không chết. Thưa Ðại vương, dù cho những vị sát-đế-lỵ đại phú có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Vì các vị ấy có sinh nên không thoát khỏi già và chết.
- Thưa Ðại vương, dù cho những vị bà-la-môn đại phú,... dù cho những gia chủ đại phú, có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Vì các vị ấy có sinh nên không thoát khỏi già và chết.
- Thưa Ðại vương, cho đến các vị tỳ-khưu, những bậc A-lahán, đã đoạn tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích tối hậu, đã đoạn được hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí, cho đến thân này của các vị ấy cũng phải bị hủy hoại, cũng phải bị từ bỏ. 

Xe vua dù mỹ diệu, 
Rồi cũng phải hư hoại,
Thân thể này cũng vậy, 
Rồi cũng phải già yếu.
Chỉ thiện pháp không già, 
Bậc thiện nhân nói vậy.

(3) Thiên sứ 
– Có ba thiên sứ này, này các tỳ-khưu, Thế nào là ba? 
Ở đây, này các tỳ-khưu, có người thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Sau khi thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, khi thân hoại mạng chung, người ấy sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. 
Rồi những người lính địa ngục với hai cánh tay bắt người ấy dẫn đến vua Yama (Dạ-ma, Diêm vương) và thưa:
 – Thưa Ðại vương, người này không kính mẹ, không kính cha, không kính sa-môn, không kính bà-la-môn, không tôn kính các bậc lớn tuổi trong gia đình, Ðại vương hãy trừng phạt nó. 

Rồi vua Yama chất vấn người ấy, cật vấn, nạn vấn người ấy về thiên sứ thứ nhất: 

– Này người kia, người có thấy vị thiên sứ thứ nhất hiện ra giữa loài người không? 
Người ấy trả lời: 
– Con không thấy, thưa ngài 
Rồi vua Yama nói với người ấy:
 – Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay đàn ông tám mươi tuổi, hay chín mươi tuổi, hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run rẩy, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã tận, răng rụng tóc bạc, hư rụng, sói đầu, da nhăn, đầu rung, tay chân da mồi khô đét? 
Người ấy nói như sau: 
– Thưa Ngài, con có thấy. 
Rồi vua Yama nói với người ấy như sau:  
– Này người kia, với ngươi là người có trí và lớn tuổi, ngươi có nghĩ rằng: Ta rồi cũng bị già, ta không vượt qua tuổi già. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý? 
Người ấy nói như sau: 
– Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật. 
Rồi vua Yama nói với người ấy: 
– Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia, chúng sẽ làm cho ngươi, đúng theo sự phóng dật của ngươi. Ác nghiệp ấy của ngươi, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bạn bè thân hữu làm, không phải bà con huyết thống làm, không phải chư thiên làm, không phải sa-môn làm, bà-la-môn làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm và ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của ác nghiệp ấy. 

Rồi vua Yama sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị thiên sứ thứ nhất, liền chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị thiên sứ thứ hai: 

– Này người kia, người có thấy vị thiên sứ thứ hai hiện ra giữa loài người không? 
Người ấy trả lời: 
– Con không thấy, thưa ngài Rồi vua Yama nói với người ấy: 
– Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay một người đàn ông, bệnh hoạn khổ não nguy kịch, rơi nằm trong tiểu tiện, đại tiện của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống? 
Người ấy nói như sau: 
– Thưa Ngài, con có thấy. 
Rồi vua Yama nói với người ấy như sau: 
 – Này người kia, với ngươi là người có trí và lớn tuổi, ngươi có nghĩ rằng: Ta rồi cũng bị bệnh, ta không vượt qua bệnh hoạn. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý? 
Người ấy nói như sau: 
– Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật. 
Rồi vua Yama nói với người ấy: 
– Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia, chúng sẽ làm cho ngươi, đúng theo sự phóng dật của ngươi. Ác nghiệp ấy của ngươi, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bạn bè thân hữu làm, không phải bà con huyết thống làm, không phải chư thiên làm, không phải sa-môn làm, bà-la-môn làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm và ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của ác nghiệp ấy. 

Rồi vua Yama, sau khi chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị thiên sứ thứ hai, liền chất vấn, cật vấn, nạn vấn người ấy về vị thiên sứ thứ ba: 

– Này người kia, người có thấy vị thiên sứ thứ ba hiện ra giữa loài người không? 
Người ấy trả lời: 
– Con không thấy, thưa Ngài. 
Rồi vua Yama nói với người ấy: 
– Này người kia, ngươi có bao giờ thấy giữa loài người, một người đàn bà hay một người đàn ông, chết đã được một ngày, hay chết được hai ngày, hay chết được ba ngày, sưng phù lên, xanh xám lại và nát rữa ra?
Người ấy nói như sau: 
– Thưa Ngài, con có thấy. Rồi vua Yama nói với người ấy như sau:
-Này người kia, với ngươi là người có trí và lớn tuổi, ngươi có nghĩ rằng: Ta rồi cũng bị chết, ta không vượt qua sự chết. Vậy ta hãy làm điều lành, về thân, về lời nói, về ý?
 Người ấy nói như sau: 
– Không, thưa Ngài, con không có làm. Thưa Ngài, con phóng dật.
 Rồi vua Yama nói với người ấy: – Này người kia, chính vì do phóng dật, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý. Thật vậy, này người kia, chúng sẽ làm cho ngươi, đúng theo sự phóng dật của ngươi. Ác nghiệp ấy của ngươi, không phải mẹ làm, không phải cha làm, không phải anh làm, không phải chị làm, không phải bạn bè thân hữu làm, không phải bà con huyết thống làm, không phải chư thiên làm, không phải sa-môn làm, bà-la-môn làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm và ngươi sẽ thọ lãnh quả dị thục của ác nghiệp ấy.

Xem thêm: phật pháp ứng dụng - Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất

Kinh 42 Chương ( Phần 1)

Kinh 42 Chương

CHƯƠNG 1 XUẤT-GIA, CHỨNG QUẢ 

Phật dạy: “Từ biệt người thân đi xuất gia, nhận thức được tâm, thấu suốt được cội gốc và hiểu rõ được pháp vô vi, mới gọi là “Sa môn”. Vị Sa môn thường giữ hai trăm năm mươi giới, khi tiến, khi ngưng, đều ở trong niệm thanh tịnh và thực hành đạo hạnh của bốn chân đế, để thành bốn Thánh quả như bậc A La Hán v.v... A La Hán (Arahat) là vị tu chứng có thể phi hành, biến hóa, kéo dài thọ mệnh nhiều kiếp và khi an trụ có thể làm rung chuyển trời đất. Thứ đến, A Na Hàm (Angàmi). A Na Hàm là vị tu chứng, sau khi mất, linh thần sinh lên cõi trời thứ mười chín, chứng quả A La Hán. Thứ đến,Tư Đà Hàm (Sakrdàgàmi). Tư Đà Hàm là vị tu chứng, chỉ còn một lần sinh lên cõi trời và một lần trở lại cõi người trong Dục giới là chứng được quả A La Hán. Thứ nữa là Tu Đà Hoàn (Sotàpanna-phala). Tu Đà Hoàn là vị tu chứng còn phải bảy lần sinh, bảy lần tử nữa, mới chứng được quả A La Hán. Chặt đứt ái dục như chặt tứ chi, không dùng gì nữa, (tức là vượt khỏi luân hồi)

CHƯƠNG 2 ĐOẠN DỤC TUYỆT CHỨNG

 Phật dạy: “Bậc Sa môn xuất gia, dứt tham dục, bỏ ái nhiễm, biết nguồn tâm của mình, suốt lý sâu của Phật, ngộ pháp vô vi; bên trong, không có chỗ nào gọi là chứng đắc; bên ngoài, không có chỗ nào gọi là cầu được; tâm không hệ thuộc với đạo và cũng không kết nghiệp, không suy niệm, không tạo tác, chẳng phải tu, chẳng phải chứng, không trải qua các quả vị mà tự thể nhập diệu quả cao thượng, đó gọi là “đạo”. 

CHƯƠNG 3 CẮT ÁI BỎ THAM 

Phật dạy: “Cắt bỏ râu tóc, làm bậc Sa Môn lĩnh thụ đạo pháp, bỏ của cải thế gian, cầu xin lấy đủ: giữa ngày một bữa ăn, một giấc ngủ dưới gốc cây, và thận-trọng, không dám ham muốn đến hai lần. Vì, ái và dục làm cho người ta ngu mê vậy”.

CHƯƠNG 4 THIỆN, ÁC ĐỀU RÕ 

Phật dạy: “Chúng sinh lấy mười việc làm thiện và, cũng lấy mười việc làm ác. Những gì là mười? - Thân ba việc. Miệng bốn việc. Ý ba việc. Ba việc của thân là: sát, đạo, dâm. Bốn việc của miệng là: hai lưỡi, ác khẩu, nói dối và nói thêu dệt. Ba việc của ý là: tham, sân, si. Mười việc như thế không thuận Thánh đạo, gọi là mười hạnh ác. Việc ác ấy nếu ngưng chỉ, thì gọi là mười hạnh thiện”.

 CHƯƠNG 5 CHUYỂN NẶNG THÀNH NHẸ 

Phật dạy: “Người ta có những tội lỗi mà không biết tự hối, sớm dứt tâm tội lỗi ấy đi, thì tội lỗi sẽ tới mình, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng. Nếu người ta có tội lỗi, tự biết là trái, đổi ác làm lành tội tự tiêu diệt, như người đau, được mồ hôi xuất ra, dần dần được giảm bớt”.